Vé máy bay giá rẻ đi HUẾ

Thời gian thích hợp đi Du lịch Huế

Ở Huế, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Vì vậy bạn nên cân nhắc về thời điểm khi đi du lịc Huế. Ngoài ra thời điểm diễn ra Festival Huế (một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam) cũng là một điều bạn nên cân nhắc. Nếu là 1 người đã từng đi, và ít nhiều biết đến Huế, thì đi vào dịp Festival hay không thì không quan trọng.Nếu là 1 người hoàn toàn xa lạ với Huế, thì có lẽ Festival là dịp hợp lý nhất. Vì không những bạn sẽ biết thêm được 1 Huế thơ mộng, mà sẽ còn tìm hiểu, khám phá được những nét văn hóa đẵc thù nơi đây mà qua sách báo, tranh ảnh cũng không thể cảm nhận được tất cả.
Phương tiện đi Huế

Phương tiện đến Huế rất phong phú, nếu có điều kiện, bạn có để đặt mua vé máy bay của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjetair... Di chuyển bằng tàu hỏa của không phải lựa chọn tồi do yếu tố an toàn. Tàu nhanh nhất và sang trọng nhất có tàu   SE3, SE4, tiếp theo là các tàu SE1, SE2. Từ Hà Nội, bạn có thể đi tầu hỏa với 13 tiếng ngồi tầu (19h – 8h sáng, SE1), hoặc xe khách chạy tuyến Bắc Nam, như Hoàng Long, Open bus của The Sinh Tourist, Thành Hưng. Thời tiết của Huế nói chung là đẹp quanh năm, tuy nhiên bạn nên tránh đi vào mùa mưa (tháng 8 đến tháng 10), sẽ rất buồn đấy. Kết hợp đi lại bạn nên làm một chuyến đi Đà Nẵng Hội An và Huế. 
Những điểm thăm quan tại Huế

Huế là một kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt nam. Với chính lý do đó Huế đã giữ lại cho mình rất, rất rất nhiều những cung điện đền đài cổ kính. Vì vậy đa số các điểm thăm quan chính ở Huế là cung điện, lăng tẩm, các Vương Phủ v.v.v.


Thành Nội Huế rất rộng, bạn sẽ mất 1 buổi sáng hoặc chiều cho điểm thăm quan này. Kế đó là Chùa Thiên Mụ, Đồi Vọng Cảnh, Chợ Đông Ba. Các lăng tẩm chính bạn phải đi đó là : Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, các lăng còn lại bạn có thể sắp xếp thời gian đi cho phù hợp. Nếu có thời gian bạn có thể đi xa tới các điểm như : Phá Tam Giang, các Vương Phủ và Nhà Vườn tại Huế. Và một cách dễ nhất để tìm hiểu và khám phá Huế đó là 1 tấm Bản đồ du lịch Huế, bạn nên mua 1 bản đồ du lịch tại Bưu Điện hoặc hỏi chủ nhà nghỉ khách sạn. Trên bản đồ có đầy đủ các địa điểm cần thăm quan tại Huế.

Phương tiện di chuyển tại Huế

Đi xe máy là cách phổ biến và dễ dàng nhất. Giá thuê xe từ 120k-200k/ngày, xăng tự đổ, việc thuê xe máy ở Huế khá dễ dàng và thuận tiện không khó như ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cách thứ 2 là taxi hoặc xe ôm (tốn kém hơn). Nếu đi trong thành nội bạn nên đi Xích Lô để cảm nhận được sự bình lặng của Huế.

Nhà nghỉ và khách sạn tại Huế

Dưới đây là một số gợi ý của mình về nhà nghỉ khách sạn tại Huế. Các khách sạn và nhà nghỉ rẻ chủ yếu tập trung ở phố Lê Lợi mạn gần Cầu Trường Tiền Huế. Các nhà nghỉ có giá từ 150k – 300k/ đêm tùy nhà nghỉ khách sạn, có nhà nghỉ có thể ở được 4 – 5 người / phòng.

Còn rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn khác nữa giá tương đương. Nếu không phải mùa du lịch (các dịp lễ tết, mùa hè) bạn không cần phải đặt phòng trước đâu. 

Ăn ở đâu ngon khi đi du lịch Huế


Với những người nghiền món ăn dân giã và mang đậm hương vị quê hương, thì cơm hến, cháo hến, hến xào hay một bát bún mắm sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên khi đặt chân đến Huế.

Từ bao giờ các món ăn về hến là đặc sản của thành phố Huế, có lẽ vì vậy mà trong sổ tay của khách du lịch luôn có ghi chú về món ngon này.

Tại Huế, phố Trương Định nổi tiếng với các quán cơm hến, trong đó, hiệu cơm cô Thủy với 15 năm đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân. Đó là một quán xinh xinh, với những chiếc bàn nhỏ, ghế nhỏ. Trên bàn lúc nào cũng đặt sẵn một vài bó nem và giò để khách ăn “chống đói”.

Và sau 5 phút, một bát cơm hến được bày ra trước mắt bạn. Trên những hạt cơm trắng muốt là hến, giá, tóp mỡ chiên giòn, khế, lạc, rau mùi…. Đầu tiên, bạn sẽ trộn đều tất cả, sau đó xúc từng thìa và cảm nhận hương vị của món ngon xứ Huế.

Người Huế vốn tinh tế và nhẹ nhàng, vì thế, các món ăn cũng không trưng nhiều ngồn ngộn, mà lưng lửng giữa chừng bát. Nên dù rất "mãn nguyện" với bát cơm hến, nhưng bạn chắc chắn vẫn chưa đủ no, và sẽ còn…khối món ăn thú vị khác để bạn lựa chọn.

Đó có thể là một bát cháo hến,  Cháo được nấu loãng, hến béo ngậy đã được xào qua với hành, mỡ ăn rất đậm vị. Để ngon hơn, bạn có thể cho thêm một ít hạt tiêu, ớt bột, vừa thơm vừa cay cay, kích thích vị giác muốn ăn hơn nữa.

Tuy nhiên, với người miền Bắc quen ăn cháo xay hoặc cháo hầm thật nhuyễn thì chưa thể ưng ý với cháo hến của người Huế. Bởi, hạt gạo được nấu không nhừ, vẫn còn chưa nở bung, đủ độ mềm cho một bát cháo.

Bên cạnh cháo hến, bạn cũng có thể gọi một bát bún thịt nướng. Thịt nướng không cắt thành từng miếng nhỏ mà là những tảng lớn được ướp ngọt vừa phải và hơi cay, ăn kèm với bún cùng nước chấm đúng kiểu Huế.


Ngoài ra, một bát bún mắm cũng là gợi ý không tồi. Món ăn là một trong những hương vị quê nhà mà những người con xứ Huế khi đi xa rất đỗi nhớ nhung. Ở quán cô Thủy, bún mắm thuộc hàng nhất nhì đất cố đô, đủ cho bạn cảm nhận được vị ngon của món ăn này.

Mắm nêm được làm từ các loại cá biển, không quá ngọt cũng không quá mặn, hơi cay và thường chỉ vắt thêm ít chanh và ăn kèm rau sống chứ không pha chế gì thêm.

Với một đĩa hến xào, bạn cũng sẽ trải nghiệm cảm giác "tập thể", khi mọi người cùng bẻ một miếng bánh đa, cùng xúc thìa hến, cùng "vét" cho sạch đĩa.

Cơm hến

Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế. 

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái "bụp!" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là "món ngon trời hành". 
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào "hến khô... ông" là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế. 

Vả Huế 

Vả là món ăn dân dã của Huế và vả cũng trở thành món ăn thượng lưu của Du khách khi đến Huế. Vả đã để lại trong lòng người xa quê nỗi nhớ quê nhà.

Thiên nhiên dành cho Huế một loài cây thuộc họ sung nhưng trái lớn, đó là cây vả. Vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi. Vả tạo thêm hương vịđậm đà ngon miệng cho các món ăn từ xào, nấu, kho cho đến ăn sống.

Món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm... thì vùng miền nào cũng như nhau, nhưng ở đây kẹp với miếng vả trắng hồng chấm với mắm nêm trộn với ớt xanh vừa giòn vừa cay đến độ hít hà thì không gì ngon bằng. 

Đặc biệt là món vả trộn. Để có món vả trộn xúc ăn với bánh tráng, luộc vả trong nước sôi cho đến lúc nào có thể dùng tay chà bóc lớp vỏ xanh, xong cho vào nồi luộc tiếp cho thật nhừ, bóp tơi quả vả cho thật nhuyển. Mè đem rang vàng chà vỏ, thịt nạc và da heo luộc chín xắt hạt lựu, ướp gia vị nước mắm, hành tiêu, bột ngọt, muối, ớt bột... Các thứ trên trộn đều thành hỗn hợp, thái nhỏ rau thơm, hành, ngò rải trên mặt. Vả trộn ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng. 

Chưa dừng ở món vả trộn, vả còn cho vào kho chung với thịt heo, thịt bò nhưng hấp dẫn hơn cả là vả kho với cá rô, cá nục, cá ngừ..

Bún bò giò heo

Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào. 

Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún "bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…" mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo. 

Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng Móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.


Bánh bèo xứ Huế

Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi Gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể. 

Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những Phụ nữ gọn gàng trong bộ Áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa "cơm vua" phục vụ khách Du lịch và trong các bữa tiệc "cơm cung đình" chiêu đãi các khách quý. 

Từ khi quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO xếp loại là di sản thế giới, khách Du lịch trong và ngoài nước đến Huế ngày càng đông. Vì vậy, song song với kiểu Kinh doanh "cơm vua" trong các khách sạn, nhà hàng... ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều "phố bánh bèo" quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm... Những "phố bánh bèo" này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo - một món đặc sản của đất cố đô.

Bánh khoái

Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, Nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa. 

Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang... Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá Ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông Chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương. Vâng, đó chính là một phầnVăn hóa Huế.

Đi Du lịch Huế mua đặc sản gì về làm quà

1. Mè xững

Mè xững là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân Kinh kỳ đã tạo nên loại kẹo nức tiếng thiên hạ này bằng những nguyên vật liệu quen thuộc của đất cát miền Trung. Mè (vừng) và xững (cách hoán đường) hợp thành tên kẹo. Ngoài vừng còn có bột đậu, mạch nha, bánh đa nữa. Hoán đường cộng với gia giảm nguyên vật liệu là khâu quan trọng nhất. Nó làm nên các loại mè xửng khác nhau. Mè xững có rất nhiều loại: Mè xững gói , Mè xững hộp, Mè xững giòn, Mè đen.

2. Nem và Tré

Nem Huế khác với nem miền Bắc và nem miền Nam ở cách nêm gia vị. Không bao giờ ta gặp một lọn nem Huế lại có một hạt tiêu tròn ở giữa. Các mùi vị dều hòa tan trong lọn nem xinh xắn. Trong lọn nem có đủ mùi vị của thịt nạc lên men chua, da heo xắt nhỏ, thính, nước mắm kho, đường phèn, muối… Thực lòng khó cản được sự háo hức của vị giác khi thấy từng lọn nem chua ửng hồng xếp thành vòng tròn trong lòng đĩa mời gọi

Tré Huế thơm ngon cũng là ở nghệ thuật nêm gia vị và cách thực hiện khá công phu tỉ mỉ: da heo phải ram, thêm tỏi, gừng, mè, thính, muối, đường trộn bóp và gói chặt bằng lá ổi. Nem và tré Huế thì nhiều nơi làm và bán, nhưng lâu năm và nổi tiếng vẫn là ở đường Đào Duy Từ, góc giao lưu múi cầu và cửa Đông Ba.

3. Hạt sen

Bắt đầu từ tháng 5, du khách có thể đến Huế để ngắm các hồ sen thi nhau nở bông thơm ngát, và nếu muốn có được một số hạt sen tươi đầu mùa. Sen tươi ăn sẽ ngon hơn sen khô nhiều, vị bùi bùi , béo béo của hạt sen đã làm cho bao nhiêu người phải nhớ mãi. Nếu sợ cồng kềnh, bạn có thể ghé tham quan chợ Đông Ba ở đây rất nhiều hàng bán hạt sen khô, sen được bóc vỏ ngoài, xoi lấy tim rồi xâu lại từng xâu như chuổi ngọc trai hoặc chuổi tràng hạt, mua loại này làm quà cho người thân cũng vừa tiện lại vừa ý nghĩa. Hạt sen như là một món quà của Huế, là một đặc sản lớn. Hiện nay nó được bán ở nhiều nơi, ở các địa điểm du lịch, các chợ của Huế. Đặc biệt nó được bán nhiều nhất ở chợ Đông Ba Huế, với nhiều loại khác nhau.

4. Kẹo cau, kẹo gừng

Kẹo cau là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, là một phiến nước đường vàng óng; phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường. Đấy là ngày xưa chứ giờ cũng ít ai bỏ thịt cau vào trong kẹo. Phần vì nhiều người không thích cái vị hăng hăng của cau. Kẹo cau xưa thường được gói trong lá chuối khô, bán cho các o các mệ đi chợ mua thứ kẹo này về cho lũ trẻ nít. Giờ kẹo cau được làm thành miếng như miếng cau mới bổ, gói trong giấy bóng kiếng sạch sẽ. Thứ kẹo này thường được ngậm mà ăn chứ không nhai vì cũng khá cứng.

Kẹo gừng có trộn gừng, ăn nồng nồng, thơm thơm, có tác dụng làm ấm bụng và thanh guọng, giải cảm rất tốt. Kẹo búa thì làm vuông vuông như đầu búa, ngậm hết buổi mới tan hết cục kẹo. Kẹo gương thì là miếng mật đường dát mỏng như chiếc gương soi, hơi ánh vàng, có mè rang và đậu phộng. Cắn một miếng giòn tan, bùi bùi và thoang thoảng mùi gừng. Kẹo đậu phụng với mạch nha đen đổ trên bánh tráng giòn, ở giữa có đậu phụng rang còn nguyên vỏ mỏng màu đỏ gạch; thường được cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác.

5. Bưởi Thanh Tra

Bưởi Thanh Trà không còn là đặc sản riêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà nó trở thành cây đặc sản vườn ở Huế. Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước

Trái bưởi thanh trà khác các loại bưởi khác từ hình dáng đến hương vị. Da trái thanh trà không xanh mà có màu vàng nắng. Kích cỡ của trái nhỏ nhắn hơn đồng loại, không tròn trịa mà từ cuốn to dần lên.Trái thanh trà nhẹ hơn bưởi các loại, không chỉ vì nhỏ hơn mà còn vì ít nước hơn. Như bù lại với ngoại hình và trọng lượng “tao nhã” ấy, thanh trà thơm ngon đặc biệt, hương vị ngọt thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức. Thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái, mà thơm từ vỏ, từ lá, tất nhiên cả hoa thanh trà… Bạn có thể đến trực tiếp các nhà vườn ở ven sông O Lâu, sông Bồ, Sông Hương để tham quan vườn thanh trà cũng như mua loại trái cây đặc sản này.

6. Dầu tràm Thiên An

Dầu Tràm Thiên An là sản phẩm được chiết xuất từ 100% nguyên liệu cây Tràm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Là một nguồn dược liệu quý giá với nhiều tính năng trị liệu độc đáo mà không một loài thảo dược nào có được. Đó là một bài thuốc quý và một loại thuốc nổi tiếng của Thiên An Huế. Từ những sự đúc kết những kinh nghiệm chưng cất dầu truyền thống quý giá của cha ông đã tồn tại nhiều năm qua, kết hợp với việc ứng dụng những phương pháp chiết xuất hiện đại để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo dầu tram Thiên An. Dầu Tràm được bày bán rộng khắp ở Huế. Giá của chai dầu tràm tùy theo kích cỡ.

7. Mắm sò Lăng Cô

Cùng với tôm chua, ruốc, mắm sò Lăng Cô là món ăn đặc sản vùng đất cố đô. Lăng Cô là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế nằm ở chân đèo Hải Vân, cách thành phố Huế chừng 80 km. Ngoài bãi biển 12 km, ở đây còn có đầm An Cư rộng chừng 1800 ha thông ra biển Đông, non nước thật hữu tình.

Đầm An Cư và biển Lăng Cô có vô số hải sản như tôm, cá, cua, mực và sò ốc. Đặc biệt có sò huyết, một món ăn nổi tiếng xưa nay. Tuy nhiên, món ăn phổ thông nhất là món mắm sò được khách phương xa và giới sành ăn ưa thích và thường dùng làm quà biếu người thân. Sò ở Lăng Cô có quanh năm, chất lượng chẳng thua gì sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên).

 8. Nón bài thơ

Đến với xứ Huế chắc hẳn ai cũng có phần nào liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ Huế với tà áo dài màu tím, trên tay là chiếc nón bài thơ duyên dáng. Đây là điều tạo nên nét đặc trưng biểu tượng cho Cố Đô. Khi đến Du lịch Huế du khách nên chọn cho mình những chiếc nón bài thơ xinh đẹp, chắc chắn đây là món quà hết sức ý nghĩa cho những người thân yêu của bạn.

Hiện nay, du lịch đang phát triển mạnh, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Họ thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. Chị Nguyễn Thị Thúy – nghệ nhân làm nón nổi tiếng ở làng nón Phú Cam, người đã từng được mời sang Nhật Bản biểu diễn và triển lãm nghề làm nón Huế – tự hào nói: Không ngờ nón Huế lại được nhiều người biết và yêu thích đến thế. Cứ mỗi lần chằm nón cho du khách xem là tôi hãnh diện lắm!…………………………………………………………………………………………………………………

Phòng vé baylike.vn

Liên hệ đặt vé: 08 8888 8016

Hotline: 08 8888 8016

Email: [email protected]

ĐC: 214 Nguyễn Văn Cừ,An Thới,Phú Quốc,Kiên Giang, Việt Nam

Hỗ trợ trực tuyến

  • Mr.Phương
    Mr.Phương
  • Mrs.Long Nhi
    Mrs.Long Nhi

CALL CENTER: 08 888 880 16

  • Air Asia
  • American Airlines
  • Asiana Airlines
  • Cathay Pacific
  • China Air
  • Lion Air
  • Logo Evaair
  • Tiger airways
  • Turkish Airlines
  • United Airlines
  • Vietjet air
  • logo Luthansa
  • logo Qantas
  • logo korean air
  • logo thái
  • vé máy bay jetstar

Checkin online

Đăng ký Email khuyến mãi

Giấy tờ tùy thân

[X]